Hệ thống đèn năng lượng mặt trời chiếu sáng

Đăng ngày: 06/11/2024

Ngày nay, đèn đường, đèn chiếu sáng dần dần được thay thế bằng hệ thống đèn năng lượng chiếu sáng bởi hệ thống này vừa giúp tiết kiệm, vừa bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm môi trường. Vậy hệ thống đén năng lượng chiếu sáng là gì, bao gồm những gì, nguyên lí hoạt động ra sao? Mời bạn tham khảo thông qua bài viết này nhé.

Ngày nay, hệ thống đèn năng lượng mặt trời đang dần thay thế đèn chiếu sáng dân dụng. Bởi vì hệ thống đèn năng lượng chiếu sáng bởi hệ thống này vừa giúp tiết kiệm, vừa bảo vệ sức khỏe, giảm ô nhiễm môi trường. Vậy hệ thống đèn năng lượng chiếu sáng là gì, bao gồm những gì, nguyên lí hoạt động ra sao? Mời bạn tham khảo thông qua bài viết này của NTech Solutions nhé.

Hệ thống đèn năng lượng mặt trời là gì?

Hệ thống đèn năng lượng mặt trời đang ngày càng trở nên phổ biến trên các tuyến đường quốc lộ, nhà xưởng và khu công nghiệp. Với khả năng cung cấp ánh sáng tự động, tiết kiệm điện năng và thân thiện với môi trường, giải pháp này đang góp phần vào việc xây dựng các đô thị thông minh và bền vững. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu vẫn còn là một rào cản cần được khắc phục. Nhờ những tiến bộ trong công nghệ pin, tương lai của đèn năng lượng mặt trời hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa, mở ra nhiều ứng dụng mới trong cuộc sống.

Hệ thống năng lượng mặt trời bao gồm những gì?

Hệ thống đèn năng lượng mặt trời là hệ thống bao gồm nhiều thiết bị kết hợp lại, sử dụng năng lượng mặt trời để tạo nên điện và cung cấp cho các loại đèn để chiếu sáng tại nhiều nơi khác nhau như trong nhà, ngoài vườn, ngoài sân, sân bóng, bãi xe..

Hệ thống này để hoạt động bình thường cần có nhiều thiết bị khác nhau, sau đây là những thiết bị cơ bản và cần thiết nhất:

- Tấm pin: Tấm pin NLMT với chức năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời, chuyển đổi thành điện năng để sạc cho pin hoặc ắc quy. Do đó, đây là bộ phận không thể thiếu và đóng vai trò rất quan trọng.

- Tủ điện và bộ điều khiển năng lượng: Thiết bị này có công dụng tự động ngắt chế độ sạc khi tấm pin đã nạp đầy năng lượng. Ngoài ra, chúng còn tích hợp cảm quang để tự động bật khi trời tối và tắt khi trời sáng.

- Hệ thống lưu trữ: Có thể là pin hoặc ắc quy. Chức năng chính là lưu trữ lại điện năng, năng lượng mà tấm pin đã chuyển hóa và lưu trữ lại, dùng để sử dụng và chiếu sáng bóng đèn vào ban đêm hoặc khi trời tối.

Vỏ đèn: Vỏ đèn được thiết kế với các chất liệu để có khả năng chống chịu lực và thời tiết tốt, có thể chịu mưa, chịu gió, chống nước để bảo vệ an toàn cho bóng đèn.

Bộ cảm biến chuyển động thông minh và điều khiển từ xa: Tùy theo mỗi dòng sản phẩm, bộ cảm biến và điều khiển từ xa có thể được sử dụng, giúp tiết kiệm năng lượng, tùy biến các chức năng của đèn, của hệ thống.

Hệ thống bóng đèn: Tùy theo từng hệ thống chiếu sáng, bóng đèn được lựa chọn phù hợp, số lượng và công suất của đèn cũng sẽ khác nhau, đảm bảo được ánh sáng tốt, tuổi thọ cao, hoạt động ổn định.

Nguyên lí hoạt động của hệ thống đèn năng lượng chiếu sáng

Dù quy mô của từng hệ thống đèn năng lượng khác khác nhau, tuy nhiên nguyên lí hoạt động của chúng điều giống nhau.  Cụ thể:

- Ban ngày, các tấm pin năng lượng mặt trời đón nhận ánh sáng mặt trời và chuyển đổi thông qua bộ điều khiển sạc vừa sạc, vừa ổn áp điện áp cho ắc quy lưu trữ, vừa kiểm soát mức pin trong ắc quy để quyết định dòng sạc vào ắc quy.

- Ban đêm hoặc khi trời tối: Điều khiển ngắt sạc hoàn toàn và bật đèn chiếu sáng. Đến khi hết năng lượng tích lũy, hoặc theo một khung giờ định sẵn hoặc cảm quang khi trời sáng thì đèn sẽ tự tắt.

Ngoài ra, hệ thống đèn còn có một số chức năng nổi bật như :

- Cảm biến quang: Tự động sáng khi trời tối, và tự động ngắt khi trời sáng.

- Cảm biến vận động: Khi có chuyển động, có người hoặc vật cản ở dưới đèn, đèn sẽ tự động sáng với cường độ mạnh hơn nhằm tiết kiệm điện và bảo vệ gia đình.

- Bộ hẹn thời gian: Chúng ta có thể hẹn giờ tắt đèn, 3 giờ, 5 giờ, 8 giờ… tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện thời tiết thực tế.

- Remote điều khiển từ xa: Được dùng để điều khiển đèn khi không muốn sử dụng chế động tự động, tiện lợi cho mọi người sử dụng hệ thống đạt hiệu quả lớn nhất.

- Đèn thông báo: Kiểm soát và thông báo lượng pin còn trong đèn, thời gian sử dụng, và báo hiệu mức pin để tiến hành sạc.

Các loại pin thường được sử dụng trong đèn năng lượng mặt trời:

>>> Một số loại pin lưu trữ điện mặt trời phổ biến trên thị trường gồm: Lithium-ion, Lithium sắt phosphate (LiFePO4).

1. Pin Lithium:

Ưu điểm: Tuổi thọ cao, hiệu suất tốt, khả năng xả sâu, kích thước nhỏ gọn, an toàn hơn các loại pin khác.

Nhược điểm: Giá thành cao hơn.

Thường được hãng đèn năng lượng mặt trời jindian sử dụng cho tất cả các sản phẩm của hãng.

2. Pin Axit-chì:

Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ tìm mua.

Nhược điểm: Tuổi thọ thấp, hiệu suất kém, cần bảo trì thường xuyên, nặng, kích thước lớn.

3. Pin Ni-MH (Niken-Metal Hydride):

Ưu điểm: Khả năng xả sâu, thân thiện với môi trường.

Nhược điểm: Hiệu suất tự xả cao, tuổi thọ không bằng pin Lithium.

Ưu nhược điểm của đèn năng lượng mặt trời so với các loại đèn chiếu sáng khác:

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm năng lượng: Không phải trả tiền điện cho hệ thống đèn năng lượng mặt trời. Vì đèn năng lượng hoạt động độc lập bằng ánh sáng mặt trời không cần phải kết nối lưới điện.
  • Thân thiện với môi trường: Giảm thiểu lượng khí thải carbon.
  • Ổn định: Không bị ảnh hưởng bởi các sự cố về điện lưới.
  • Dễ lắp đặt: Không cần đào đường, kéo dây.
  • Tuổi thọ cao: Nếu được bảo trì đúng cách, đèn có thể hoạt động trong nhiều năm.

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao: Do giá thành của pin và tấm pin mặt trời.
  • Hiệu suất phụ thuộc vào thời tiết: Vào những ngày mưa hoặc nhiều mây, hiệu suất của đèn sẽ giảm.
  • Cần lắp đặt ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời: Để đảm bảo đèn hoạt động hiệu quả.

Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với việc sử dụng năng lượng mặt trời:

Việc hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời là một xu hướng chung của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Các chính sách hỗ trợ thường bao gồm:

  • Giảm thuế: Giảm thuế nhập khẩu thiết bị năng lượng mặt trời, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án năng lượng mặt trời.
  • Hỗ trợ vốn: Cấp vốn ưu đãi, bảo lãnh tín dụng cho các dự án.
  • Mua điện trở lại: Nhà nước mua lại điện năng được sản xuất từ các hệ thống năng lượng mặt trời với giá ưu đãi.
  • Các chương trình khuyến khích: Tổ chức các hội thảo, triển lãm để nâng cao nhận thức về năng lượng mặt trời, cung cấp thông tin về các chính sách hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin về hệ thống đèn năng lượng chiếu sáng, các thiết bị và nguyên lí hoạt động của chúng. Nếu bạn cũng muốn sử dụng năng lượng mặt trời để chiếu sáng, liên hệ đến Ntechsolutions, đơn vị cung cấp điện mặt trời cho gia đình, doanh nghiệp, giá rẻ, uy tín.

Hoặc tham khảo thêm bài viết liên quan sau: Giới thiệu về hệ thống điện năng lượng mặt trời thông minh

Bài viết khác